Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Cách làm BÁNH ĐÚC LÁ DỨA

pic3484

Bánh đúc lá dứa hay bánh đúc ngọt là kiểu bánh đúc đặc trưng của miền nam, với kết cấu dai dai, vị thơm của lá dứa, ăn cùng nước cốt dừa, mè rang.
  • – 1,5 lạng bột gạo
  • – 1,5 lạng bột năng
  • – 1 bó lá dứa
  • – Màu thực phẩm xanh lá cây (nếu muốn xanh bắt mắt)
  • – 2 thìa canh dầu ăn
  • – 2 lạng đường thốt nốt hoặc đường nâu
  • – Mè rang
  • – 1 chén nước dừa
  • – Gừng vài lát đập dập.
– Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ, xay nhuyễn cùng 200ml nước rồi lọc bã, lấy độ 250ml nước cốt.
Nhào bột: Bánh đúc ngọt làm vân hai màu nên ta chia bột ra làm 2 phần:
  • Bánh màu trắng: 75g bột năng + 75g bột gạo + 250ml nước + chút muối + 1 thìa cafe dầu ăn. Trộn lên cho đều.
  • Bánh màu xanh: 75g bột năng + 75g bột gạo + 250ml nước cốt lá dứa (không đủ thì châm nước thêm) + 1 thìa cafe dầu ăn + màu xanh tùy thích. Quậy lên cho đều.
  • Để bột nghỉ 20 phút.
Đúc bánh:
Lấy khuôn làm bánh ra, quết lớp dầu ăn mỏng vào mặt khuôn, để sẵn.
Bắc một lúc hai cái nồi lên bếp, cho mỗi hỗn hợp vào một nồi, vừa nấu vừa quậy cho bột mịn, chín tới và còn dẻo nóng thì nhanh tay trút hai chỗ bột vào với nhau trộn lên để tạo vân.
Rồi nhanh tay ép bột vào khuôn. Đợi nguội.

Trong lúc chờ cho nguội, ta làm nước cốt dừa:
  • Bắc cái nồi nhỏ, cho nước cốt dừa vào nấu sôi rồi thêm 1 muỗng cafe đường, chút muối, 1/2 muỗng cafe bột năng (đã hòa tan trong nước), 1/2 muỗng cà phê bột gạo, xíu nước lạnh, khuấy lên cho đều, nấu cho sền sệt lại. Nếm cho vừa béo ngọt mặn là ok.
Làm nước đường:
  • Bắc cái nồi, cho đường vào cùng 200ml nước, 2 -3 lát gừng, nấu cho đường tan ra, khuấy cho hơi dẻo như đường ăn tào phớ đậu hũ.
Khi bánh nguội thì lấy khỏi khuôn, cho ra dĩa, chan nước cốt dừa và nước đường, rắc mè rang lên. Ăn rất ngon!

Bánh Chiffon Cheesecake

 
 
 

Một CT rất tuyệt vời của Alex Goh – bánh rất mịn màng, mềm ẩm và nhẹ như mây. CT này làm theo kiểu chiffon nhưng không dùng dầu ăn, không dùng thêm bột nở như hầu hết các CT chiffon thường thấy của Alex Goh mà thay vào đó sẽ là bơ, sữa và creamcheese

 Nguyên liệu
  • 60g sữa tươi không đường
  • 40g creamcheese
  • 25g bơ nhạt
  • 65g bột mì mịn (cake flour)
  • 4 quả trứng gà
  • 100g đường cát
  • 1/8 muỗng súp cream of tartar
 Dụng cụ
  •  Lò nướng
 Cách làm

  •  Tách riêng lòng trắng và lòng đỏ.
  •  Cho sưã tươi, creamcheese và bơ vào một cái nồi con rồi để lên một nồi khác và đun cách thủy.
  •  Cho đến khi creamcheese và bơ tan hết.
  •  Bắc xuống cho phần bột mì mịn vào quậy đều.
  •  Cho tiếp lòng đỏ trứng vào quậy tiếp cho đến khi được hỗn hợp đồng nhất và dẻo mịn. 
  •  Để sang một bên.
  •  Lòng trắng trứng đánh bông cùng cream of tartar và đường cho đến khi bông cứng, nhấc que đánh lên thấy hỗn hợp tạo hình chóp nhọn là đạt.
  •   Lấy 1/3 hỗn hợp lòng trắng trộn chung với hỗn hợp creamcheese, bơ sữa và trứng ở trên, trộn nhẹ nhàng.
  •  Sau đó đổ hỗn hợp vừa trộn xong vào lại hỗn hợp lòng trắng, trộn đều tay và dứt khoát từ dưới lên trên để hỗn hợp trở nên đồng nhất.
  •  Đổ hỗn hợp vào khuôn chiffon, lưu ý không chống dính cho khuôn.
  •  Nướng ở nhiệt độ 170 độ C (nhiệt độ thay đổi theo từng lò) khoảng 45-50 phút, thăm bánh thấy không dính là bánh chín.
  •  Lấy ra khỏi lò, nhanh chóng úp ngược khuôn xuống chờ nguội.
Bánh Chiffon Cheesecake
Bánh Chiffon Cheesecake
Chúc các bạn ngon miệng với món bánh Chiffon Cheesecake nhé.

Brownie Japanese cotton cheescak
đế là brownie, trên là Japanese cotton cheesecake và vì lười nên tớ nướng bt chứ không nướng cách thủy, không ngờ nó rất là ngon
Công thức : cho khuôn 20x20
* Phần Brownie :
-Trứng gà : 1 quả
- Bột mỳ đa dụng : 35g
- Bơ lạt : 60g
- Đường : 60g
- Bột cacao nguyên chất : 15g
- Bột Cafe đen tan : 2g
-1/3 tsp baking powdwer
- xíu muối
* Phần Japanese cotton cheesecake :
- Trứng gà : 4 quả (tách riêng lòng trắng và lòng đỏ)
- Creamcheese : 160g
- Whiping cream : 80g (có thể thay bằng 60g sữa tươi +20g bơ lạt)
- Bơ lạt : 30g
- bột mỳ đa dụng : 40g
- Bột ngô : 30g
- Đường : 80g
- 1/4 tsp cream of tartar (hoặc 1tsp nước cốt chanh)
- xíu muối.
Cách làm
* Phần Brownie :
1.Trộn đều bột, bột cacao, bột cafe, muối, baking powder
2. Dùng máy đánh trứng đánh bông bơ với đường, sau đó cho trứng vào đánh cho hỗn hợp mịn nhuyễn
3. Cho hỗn hợp bột vào trộn đều
4. Lót giấy nến rồi đổ hỗn hợp vào khuôn, dàn đều. Cất vào ngăn mát tủ lạnh rồi đi làm phần Japanese cotton cheesecake
* Phần Japanese cotton cheesecake :
1. Bật lò 160 độ (lò nhỏ thì để 150 độ thôi)
2. Cho Sữa, bơ, creamcheese đun cách thủy cho đến khi mịn nhuyễn, để nguội
3. Cho lòng đỏ trứng vào trộn đều
4. Rây bột mỳ, bôt ngô vào trộn đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất
5. Đánh lòng trắng trứng với đường và cream of tartar (hoặc nước cốt chanh)cho đến khi bông mềm
6. Trộn hh lòng đỏ vào hh lòng trắng. Fold đều để được hỗn hợp đồng nhất. (cách làm tương tự như chinfon)
7. Lấy khuôn bánh đã có đế brownie trong tủ lạnh ra, đỗ hỗn hợp Japanese cotton cheesecake lên trên
8. Nướng 150-160 độ, 2 lửa, rãnh cuối, trong thời gian 60-80’, có thể che mặt bánh nếu lò nhà bạn quá thấp, bánh bị sát thanh nhiệt.
9. Lấy bánh ra khỏi khuôn ngay sau khi nướng xong, không cần úp ngược. Bánh để nguội hoàn toàn mới cắt, vì kết cấu bánh rất nhẹ và xốp. Bánh ăn lạnh sẽ ngon hơn





Bình Luận

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

PINK KISS MACARONS

Dạo này mình say sưa với Macarons, một loại bánh được làm từ đường, lòng trắng trứng và bột hạnh nhân, một loại bánh không dễ làm nhưng cũng không quá khó để chinh phục. Minh chứng là mình làm đến lần thứ 6 thì thành công.
Macarons
Bánh đạt là bánh có “chân” rõ rệt, bề mặt bánh láng mịn & phẳng, ruột bánh rỗng, đáy bánh không bị ngả vàng.
Macarons
Bánh sau khi nướng xong, chọn theo từng cặp tương đồng về kích thước, kẹp nhân ở giữa, nhân có thể là nhân kem bơ, nhân mứt, hoặc ganache….
Mặt cắn Macarons
Bánh này khó từ khâu đánh trứng sao cho đủ độ bông cứng, trộn bột vào sao cho hỗn hợp không bị loãng, sau khi fun bột hình đồng xu ra giấy nến/ silicon mat, phải hong gió đến khi se mặt thì đưa vào lò nướng. Nướng bánh sao cho bánh ra chân, không nứt mặt, rỗng ruột và đáy bánh không vàng, không dính cũng là một nghệ thuật.
Công đoạn
Mỗi lò có sự chênh lệch nhiệt độ khác nhau so với công thức gốc, phải thật sự hiểu cái lò của mình thì mới điều chỉnh được nhiệt độ nướng sao cho phù hợp.
Đế bánh
Các bạn có thể tham khảo đề bài tại đây:
Công thức
Macarons cơ bản  kiểu pháp
Nguyên liệu:
35g bột hạnh nhân
65g đường icing sugar
1 lòng trắng trứng (30-35g)
15g đường
Chút xíu cream of tartar hoặc vài giọt nước cốt chanh/ vài hạt muối. Màu thực phẩm
Cách làm:
– Trộn bột hạnh nhân và đường icing cho đều. Xay lại bằng cối xay khô của máy xay sinh tố nếu cần.
– Dùng rây kỹ bột và đường, lọc bỏ hết hạt to, vón cục.
– Cho cream of tartar/  nước cốt chanh vào lòng trắng trứng đánh bông lên rồi cho từ từ đường xay vào, đánh đến khi bông cứng (stiff peak). Lòng trắng trứng sau khi đánh phải có độ bóng, có chóp mềm và không quá khô. Nếu đánh khô quá bánh khi nướng sẽ dễ bị nứt mặt.
– Cho phẩm màu vào đánh/trộn đều.
– Cho hỗn hợp bột hạnh nhân và đường icing vào chia làm 3 lần trộn đều. Lưu ý trộn nhẹ nhàng theo một chiều. Cố gắng từ lúc bắt đầu trộn đến khi kết thúc trộn ko quá 50 cái đảo thìa trộn.
– Cho bột vào túi bắt bông kem, cắt miệng túi và lồng đuôi tròn đk 0.7-1cm. Bóp bột
thành những hình tròn nhỏ đều nhau lên khay có trải giấy nến chống dính/silpat.
– Để khay bột ở chỗ bằng phẳng, thoáng gió để bề mặt bánh khô tự nhiên từ 30phút  – 3 giờ, cho đến khi chạm tay vào, mặt bánh không dính tay. Thời gian chờ khô thay đổi tùy theo thời tiết. Nếu trời khô hanh mặt bánh sẽ nhanh khô hơn trời ẩm.
– Bật lò 180 độ (hoặc 175 độ) trước 10 phút, để tấm silicone đã phun bánh lên khay sắt dẹt. Cho khay bánh vào nướng ở rãnh cuối cùng, Phải luôn canh chừng lò nướng, nướng khoảng 4phút thì bánh nở vươn lên, và bắt đầu “ra chân, xoè váy”. Khi bánh xoè váy xong, thì mở lò, nhanh tay kéo khay bánh ra rồi cho lại vào lò đậy cửa lò lại, đồng thời hạ nhiệt độ xuống 140 độ. Nướng tiếp khoảng 7 -10 phút tuỳ cỡ bánh, sau đó lại hạ xuống 100 độ nướng tiếp 10 phút nếu thích bánh thật giòn.
Với lò nhà mình (cao hơn nhiệt thực tế 20 độ C) thì mình nướng bánh ở 155 độ C cho đến khi bánh ra chân vững (khoảng 4p), sau đó mở cửa lò rồi đóng lại, hạ xuống 130 độ C trong 5p và 100 độ C trong 5p nữa. 
* Một số chú ý đặc biệt khi làm bánh Macarons:
1. Trứng: Trứng làm Macaron phải là trứng cũ. Trứng mua ngoài chợ về nên để vài ngày cho bớt tươi. Tròng trắng trứng tươi đập ra, nên đậy giấy bạc phủ kín trong tủ lạnh 2 ngày sau đó bỏ ra để nhiệt độ phòng trong ít nhất hai h thì mới làm. Hoặc trứng tươi mua về, nếu thời tiết dưới 22độ, để nhiệt độ phòng sau 3 ngày mới bỏ ra dùng.
Trứng khi làm Macaron phải ở nhiệt độ phòng. Nếu dùng lòng trắng trữ trong tủ lạnh, cần bỏ ra ngoài vài giờ cho trứng nguội hẳn mới tiến hành làm.
Phân biệt trứng tươi và trứng cũ:
Trứng tươi: Lòng đỏ màu sáng, tròn đều, vồng cao. Túi khí ở vỏ trứng nhỏ. Tách lòng trắng lòng đỏ dễ dàng.
Trứng cũ: Lòng đỏ màu sậm, mềm chảy, nếu để lòng đỏ ra bát sẽ thấy lòng đỏ tẹt, không vồng cao, lớp vỏ bao quanh lòng đỏ hơi có vết nhăn. Túi khí ở vỏ trứng lớn. Khi tách riêng lòng trắng lòng đỏ sẽ thấy khó hơn, lòng đỏ dễ bị vỡ.
2. Bột hạnh nhân
Có thể dùng bột hạnh nhân mua sẵn hoặc bột tự xay.
Nếu tự xay bột thì dùng hạnh nhân lát xay bằng cối xay khô của máy xay sinh tố. Xay đến khi bột mịn, lưu ý không xay lâu quá hạt sẽ tiết ra nhiều dầu khiến bột bị bết. Có thể cho đường icing sugar vào xay chung cho bột khỏi dính.
Dù dùng bột tự xay hay bột mua sẵn thì vẫn cần rây kỹ để bột thật mịn. Có thể thay hạnh nhân bằng các loại hạt khác nhưng cần hết sức cẩn thận. Nếu chưa từng làm thành công Macaron, nên chung thủy với công thức basic.3. Đường
Có hai phần đường trong làm bánh macarons: đường kính và đường icing. Đường icing sugar dùng loại mua sẵn, không tự xay vì đường mua sẵn mịn hơn cho tỉ lệ thành công cao hơn.
4. Giấy nến
– Nếu dùng giấy nến: Chỉ dùng 1 lần, không tái sử dụng vì hỗn hợp bột lỏng nếu tái sử dụng giấy nến sẽ khiến cho bánh biến đổi hình dạng không tròn như ban đầu.
Khay đựng bánh khi dùng giấy nến cần bằng phẳng tuyệt đối để bánh có được hình dáng tròn đẹp nhất.
* Dùng silpat/silicon mat sẽ cho kết quả tốt hơn giấy nến.
5. Mùi vị:
Có thể tạo mùi cho Macaron bằng cách thêm vào bột trà xanh, bột cà phê, bột ớt, bột cacao, vỏ  chanh/cam … nhưng cần lưu ý cho với lượng vừa phải, tốt nhất khi thêm nguyên liệu vào thì bớt đi lượng bột hạnh nhân bằng lượng nguyên liệu thêm vào hoặc với mỗi công thức cho vào chỉ khoảng 1 tsp một trong các nguyên liệu nói trên.
6. Màu sắc:
Chỉ nên cho từ 1-2 giọt màu nước vào hỗn hợp bột. Nếu dùng màu Wilton thì 1 giọt là đủ. Nếu cho nhiều quá sẽ làm tăng ẩm cho bột khiến kết cấu bánh bị thay đổi. Tuy nhiên nếu dùng màu bột thì có thể cho nhiều hơn lượng 1 giọt vẫn an toàn.
7. Thời tiết:
Không nên làm Macaron khi thời tiết nóng ẩm. Thời tiết lý tưởng nhất là trời lạnh, khô.

BAKING CHALLENGE 19: HAMBURGER BUNS

Công thức:
Nguyên liệu :
Bột mì (bread flour) 500g
Men nở khô 15g
Muối 6g
Đường 20g
Bơ mềm 25g
Trứng 2 quả
Sữa tươi ấm khoảng 200ml
Thực hiện :
– Cho bột mì, muối, men khô, đường vào trong tô
– Sữa tươi đun nhẹ cho ấm, đánh tan trứng cho vào sữa tươi. Cho máy khởi động đánh bột và từ từ đổ hỗn hợp sữa vào tô bột. Không vội đổ hết sữa mà nên canh đến khi thấy bột quyện đều, đạt độ ẩm vừa đủ thì ngưng. Nếu thấy khô có thể cho thêm sữa tươi nhiều hơn phân lượng của công thức. Cuối cùng mới cho bơ mềm vào nhào với bột.
– Nhồi xong thì cho bột vào tô rồi đậy cling film, ủ nơi kín gió đến khi bột nở gấp đôi.
– Đưa bột ra và cắt, chia thành những phần bột có trọng lượng bằng nhau (thường thường, người ta chia phần bột là 40g nếu muốn làm bánh nhỏ để ăn trong một bữa ăn có nhiều món, nếu ăn bánh như là món duy nhất thì phần bột là khoảng 80g để ăn cho no).
– Nhanh tay nhồi những phần bột này và se viên tròn (phải nhồi và se tương đối  kỹ, nếu không khi nướng bánh sẽ bị méo hoặc bị nứt mặt, nứt chân). Với loại bánh dài để ăn hot dog thì cũng thực hiện công đoạn vo viên tròn, sau đó lăn cho viên bột dài ra. Cho các viên bột lên khay nhôm đã phết bơ, dầu chống dính.
– Bọc nylon những khay bột và ủ khoảng 10 phút cho bột  nở thêm.
– Mở nylon ra để phết trứng và rắc vừng lên mặt : nếu thích nhiều vừng thì có thể cầm từng viên bột bằng cách túm viên bột, nhúng viên bột vào chén trứng, xong chấm viên bột vào đĩa vừng, xếp các viên bột vào khay, khoảng cách giữa các viên khoảng 5cm, đậy khay bằng 1 miếng nylon rồi đem ủ tiếp đến khi viên bột nở gấp rưỡi viên bột ban đầu là đem đi nướng.
– Nướng : vặn lò 180 độ C trước 10 phút, cho khay bánh vào lò xong thì  xịt nước rồi đóng lại để nướng (chỉ xịt duy nhất 1 lần), nướng đến khi bánh nở to, mặt bánh vàng nâu là được (khoảng 15 phút).
Và đây là bài thi của mình:
Công đoạn:
Kéo bột:
Bun thành phẩm:
Mặt cắt:
Hamburger thành phẩm:

LEMON CUPCAKES

Có lẽ đã nửa tháng rồi bếp bánh không có món gì mới. Một phần vì sau chuyến đi về “long thể” còn bất an, một phần vì công việc quá bận, và thêm một phần nữa là thời tiết ngày càng thêm phần nóng nực. Nhưng mà, nóng thì nóng, không có bánh ăn thì rất … thèm . Thế nên bánh lại tiếp tục ra lò bên cạnh các món giải khát luôn để chật tủ lạnh.
Lần này, để khai lò sau nửa tháng nghỉ ngơi, mình chọn Cupcake. Những chiếc cupcake nhỏ xinh được chọn vì sau chuyến đi, mình ôm về được khá nhiều sách về bánh, trong đó, có 2 cuốn chuyên về cupcake với công thức rất hay và hình ảnh rất đẹp.
Lemon cupcake được chia làm 3 phần: phần cốt bánh, phần nhân Lemon curd và phần phủ kem bơ chanh.
Photobucket
Phần cốt bánh, mình sử dụng công thức Vanilla cupcake thường dùng. Trước khi nướng, mình phủ thêm lên mặt hỗn hợp bột 1 chút vỏ chanh vàng nạo nhỏ để tạo mùi thơm cho cốt bánh.
Lemon cupcake
Phần nhân bánh, Lemon curd, mình sử dụng công thức của Joyofbaking với vị chua dịu và màu vàng nhẹ đẹp mắt.
3 quả trứng
150g đường
80ml nước cốt chanh vàng
Tất cả nguyên liệu trên được trộn đều và chưng cách thuỷ đến khi đạt 71 độ C (hoặc khi thấy hỗn hợp hơi đặc lại) thì tắt bếp, nhấc ra và cho 56g bơ cắt hạt lựu và vỏ 1 quả chanh vàng nạo nhuyễn vào khuấy đều cho bơ tan nhuyễn vào hỗn hợp. Để nguội.
Photobucket
Phần kem phủ, mình sử dụng bơ được để mềm ở nhiệt độ phòng, đánh bông trắng lên cùng với đường bột và 1 lượng lemon curd, sao cho chua ngọt vừa miệng.
Photobucket
Khi cốt bánh đã được nướng chín và để nguội, khoét 1 lỗ nhỏ chính giữa trên thân bánh, giữ lại 1 miếng nhỏ làm “nắp đậy”, sau đó phun lemon curd vào lỗ và đậy “nắp” lại. Phun đều kem bơ chanh lên bề mặt từng chiếc bánh. Vậy là hoàn thành.
Lemon cupcake
Bánh khi nếm thử, thơm lừng mùi vỏ chanh, vị chua dịu của lemon curd và kem bơ chanh làm bánh bớt ngán. Rất đáng để thưởng thức!

BAKING CHALLENGE 25: CHOCOPIE là ORION, ORION là CHOCOPIE….

Đề bài lần này là thực hành làm kẹo Mashmallows, từ  đó ứng dụng làm bánh Chocopie hoặc choco cake.

A – Marshmallow cream cake

I – French sponge cake ( công thức Alex Goh)

Công thức:

–          5 trứng gà cỡ lớn

–          140g cake flour

–          130g đường

–          80g bơ chảy

–          1 nhúm muối

–          ¼ tsp cream of tartar hoặc 1 tsp nước cốt chanh

Cách làm:

 –          Trứng gà tách riêng lòng trắng và lòng đỏ

–          Đánh lòng đỏ và 40g đường đến khi lòng đỏ chuyển sang màu vàng nhạt, bông xốp, khi nhấc que đánh trứng lên thì hh không chìm ngay xuống là được.

–          Lòng trắng trứng đánh cùng cream of tartar, chút muối đến khi nổi bọt đặc thì cho 100g đường còn lại vào đánh tiếp đến khi bông mềm (H2)

–          Trộn đều lòng đỏ vào lòng trắng (H3)

–          Rây bột làm 2 lần, trộn đều vào hỗn hợp trứng.

–          Cuối cùng cho bơ.

–          Cho ½ hh bột vào khay chữ nhật, nướng 170 độ trong khoảng 10 phút; ½ còn lại cho vào khuôn tròn đk 16cm, nướng 160 độ trong 30-35 phút là bánh chín.

Bạt bánh có thể làm trước vài ngày, bảo quản trong túi kín, để trong ngăn mát tủ lạnh là được. Trước khi làm Marshmallow lấy bạt bánh ra và cắt thành từng miếng nhỏ để chuẩn bị phun kem lên.

II – Marshmallow

Công thức: (theo jojobaking)
– 240ml nước lọc chia làm 2
– 21g gelatine bột
– 300g đường
– 240ml light cornsyrup
– 1 nhúm muối
– 2 tsp vani
– Bột ngô hoặc bột năng để áo
– Khuôn vuông 18x18cm

Cách làm:

– Lót khuôn bằng giấy nến (giấy nến phủ kín thành khuôn), thoa 1 lớp dầu ăn mỏng sau đó rắc bột ngô lên để chống dính. Chuẩn bị 1 tờ giấy nến khác, thoa 1 lớp dầu ăn mỏng.
– Đổ 120ml nước vào bowl, rắc bột gelatine vào cho mềm (khoảng 15 phút)
– Cho 120ml nước còn lại, corn syrup, đường, muối vào 1 cái nồi, đun trên lửâ to khoảng 10 phút đến khi hỗn hợp sôi tạo thành bong bóng, đường tan hết là được (khoảng 8-10 phút)
– Đổ hh sôi vào hh gelatine, dùng máy tốc độ cao nhất đến khi hỗn hợp nổi bông đặc, thể tích tăng gấp 3 là được, cho vani vào, đánh thêm vài vòng cho đều.

– Đổ ½ hh đã đánh bông vào khuôn, dàn đều. Chú ý: hh rất dính nên hãy thao tác nhanh và thoa 1 lớp dầu vào cây vét cho đỡ dính.
+ Rắc 1 lớp bột lên trên khuôn marshmallow, phủ tờ giấy nến đã chuẩn bị lên(mặt thoa dầu ăn xuống dưới), vuốt nhẹ cho mặt khay marshmallow được phẳng đều.
+ Để nhiệt độ thường ít nhất 10h hoặc qua đêm cho khay marshmallow định hình.

– Khi marshmallow đã định hình, nhẹ nhàng kéo tờ giấy nến bên trên, rắc bột áo để chống dính. Dùng kéo cắt marshmallow thành từng viên nhỏ vừa ăn, lăn ngay vào bột áo để chống dính.

Lưu ý: Marshmallow khi nguội sẽ đông lại rất khó định hình nên trước khi làm marshmallow cần chuẩn bị bạt bánh để ráp bánh luôn.

III – Ráp bánh:

1. Marshmallow cream pie:

Cho ½ Marshmallow vào túi bắt bông kem, cắt miệng túi 1.5cm rồi phun lên bạt bánh nhỏ, đặt 1 miếng bạt bánh lên trên, ấn nhẹ cho kem lan đều ra phía ngoài. Đê ít nhất 8h cho kem định hình.

IV – Ganache:

Công thức:

–         200g chocolate băm nhỏ

–         200ml whipping cream

–         50gbơ

Tùy theo thời tiết mà điều chỉnh lượng whipping cho phù hợp. Ví dụ trời nóng thì nên bớt lượng whipping lại để ganache khó chảy hơn.

Cách làm:

–         Cho chocolate và bơ vào 1 chiếc bát to

–         Đun sôi whipping cream rồi đổ vào chocolate, để yên 10 phút rồi dùng thìa hoặc spatula khuấy đều đến khi được hỗn hợp bóng mịn.

V – Hoàn thiện bánh

– Để bánh lên rack, bên dưới lót giấy nến để hứng ganache chảy xuống.


KEM CÀ PHÊ – Một phát hiện thú vị về cà phê đen

Những lần uống cà phê của mình từ xưa đến nay chắc đếm được trên đầu ngón tay vì chẳng giống ai, mỗi lần uống cà phê là mình lại thấy đau đầu khủng khiếp. Vậy nên, cà phê được loại khỏi danh sách những thức uống yêu thích. Cũng chính vì vậy, mình chỉ sơ sơ phân biệt được có 2 loại cà phê cơ bản là cà phê đen và cà phê tan. Cà phê đen là nguyên chất hoàn toàn và cà phê tan là thành phần đã có thêm sữa, đường.
Thường thường trong khi làm các món bánh trái hay tráng miệng, cà phê tan được sử dụng vì nó trung tính về độ đắng. Do vậy, với mình cứ có chữ TAN là ok, để rồi hôm trước đi siêu thị đã nhặt nhầm 1 hộp cà phê đen hòa tan G7 của Trung Nguyên.
Về nhà ung dung lấy một gói ra hòa để làm kem, rồi tá hỏa là nó đen hoàn toàn và đắng nghét chứ không thơm ngọt tí nào cả. Nghĩ bụng bảo thôi thế là xong, nhưng vì tiếc của, kem vẫn được làm với cốc cà phê đen ấy. Và thật tuyệt vời, hơn cả mức mong đợi, kem có hương cà phê nồng nàn và màu lên rất đẹp. Quả là một điều thú vị, từ nay có lẽ sẽ trung thành với cà phê đen mỗi khi làm kem và có thể cả với những lần làm bánh.
Mời cả nhà ly kem mát lạnh nhé, thơm vô cùng…
Công thức:
– 3 lòng đỏ trứng
– 100g đường
– 250ml sữa tươi
– 250ml whipping cream
– cà phê đen hòa tan 15ml (hoặc tùy ý)
+ Lòng đỏ trứng cùng đường đánh bông.
+ Sữa đun đến mấp mé sôi thì đổ vào hỗn hợp trứng đường, khuấy đều tay.
+ Đổ ngược hỗn hợp vào nồi sữa, đun lửa nhỏ và khuấy đều đến khi thấy nặng tay, k đun sôi.
+ Tắt bếp, để nguội hỗn hợp rồi cho cà phê vào hòa đều.
+ Whipping cream để lạnh đánh đến khi sệt lại, trộn đều với hỗn hợp trên.
+ Bỏ vào ngăn mát tủ lạnh trong 4-5h hoặc ngăn đá trong 2h.
+ Đổ vào máy làm kem (đã được làm lạnh trong ngăn đá 24h) và quay trong 30p đến khi hỗn hợp đặc lại.
+ Múc hỗn hợp vào hộp và bỏ vào ngăn đá tủ lạnh 4h là ăn được.

COCONUT ICE-CREAM

Hình như dạo này mình bị ngộ KEM, các món kem cứ đua nhau ra đời thay cho các món bánh thông thường. Mà cũng đúng thôi, trong thời tiết oi ả này, những ly kem mát lạnh cho cả gia đình ngay tại nhà, thật không gì hơn…
Mình thích kem dừa Bud’s vì ngoài vị thơm ngọt ngào của cốt dừa, kem còn có những “hạt” cùi dừa non mềm mềm dai dai rất thú vị. Nên khi có cơ hội để làm kem dừa, cộng với 1 ít mứt dừa non còn thừa từ Tết, mình trải nghiệm ngay.
Kết quả thật vừa ý, kem dẻo thơm vị cốt dừa và tất nhiên, không thiếu những miếng cùi dừa non lật xật vui miệng. Nào, mời mọi người cùng trải nghiệm nhé.
Công thức:
3 lòng đỏ trứng
80g đường
200ml sữa tươi không đường
1 thìa canh sữa đặc
100ml kem cốt dừa (coconut cream)
250ml whipping cream
Dừa non/ mứt dừa non cắt nhỏ
– Lòng đỏ trứng đánh với đường cho đến khi dẻo và có màu trắng ngà.
– Sữa tươi và sữa đặc đun sôi nhẹ lăn tăn ở mép nồi, rồi đổ vào hỗn hợp trứng đường ở trên, vừa đổ vừa khuấy đều tay.
– Đổ ngược hỗn hợp trứng đường sữa vào nồi vừa đun sữa, đưa lên bếp đun ở lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đều tay đến khi thấy hỗn hợp nóng già, nặng tay, thử bằng cách nhấc thìa khuấy lên, quệt ngón tay 1 đường ngang trên thìa, hỗn hợp ở 2 bên của vết quệt không chảy lan sang nhau là đạt. Tắt bếp, để nguội hỗn hợp.
– Trộn kem cốt dừa vào hỗn hợp trên.
– Đánh whipping cream = máy đánh trứng đến khi sệt lại, trộn đều vào hỗn hợp trên.
– Máy làm kem để trước vào ngăn đá tủ lạnh 24h, mang ra đổ hỗn hợp trên vào máy, quay trong 25p, sau đó đổ dừa non/ mứt dừa non vào máy, quay tiếp 5p.
– Múc kem trong máy vào hộp, bỏ vào ngăn đá tủ lạnh 4h là ăn được.
– Nếu k có máy làm kem thì sau khi trộn xong hỗn hợp, đổ hỗn hợp vào hộp nông, bỏ lên ngăn đá tủ lạnh, cứ 1h lại mang ra đánh đều lên bằng máy đánh trứng hoặc dùng dĩa bào đều để hỗn hợp k bị dăm đá.

BÁNH MỲ GỐI VUÔNG


Photobucket

Photobucket
Amish white bread là 1 công thức bánh mỳ trắng mình rất ưng ý, không bơ, không trứng, rất healthy và đặc biệt rất mềm. Loại bánh này mình được biết đến qua lời giới thiệu của chị Khai Tâm, luôn được rate cao nhất trong Allrecipes.com – một web khá nổi tiếng về Cooking.
Photobucket
Công thức: (Nguồn: Bếp Rùa)
Nguyên liệu:
– 235ml nước ấm
– 7g men nở
– 65g đường
– 5g muối
– 30g dầu ăn
– 410g bột làm bánh mỳ (Cái Cân)
Cách làm:
Hòa tan men với nước ấm. Cho đường, khuấy đều. Cho dầu ăn + muối và 1/3 bột mỳ, trộn đều, cho tiếp 1/3, trộn tiếp, sau cùng là 1/3 còn lại.  Nhồi đến khi bột có thể kéo màng mỏng không đứt. Vo tròn bột.  Đặt vào tô, đậy bằng khăn ẩm. Để nơi ấm ủ khoảng 1h.
Đấm bột cho xẹp. Dàn bột mỏng, cuộn tròn lại. Tiếp tục cán bột cho mỏng và cuộn theo chiều ngược lại.
Xếp bột vào khuôn. Đậy bằng khăn ẩm, ủ tiếp 30′ đến khi bột nở gấp đôi.
Vặn lò làm nóng nhiệt độ 175 °C.  Cho bánh vào nướng 30′.
Khi bánh chín, lấy ra khỏi khuôn.  Để nguội, cắt lát.